Bệnh Parkinson ở người cao tuổi: Cách phòng ngừa hữu hiệu

Bệnh Parkinson là một bệnh tiến triển theo thời gian và bệnh mạn tính. Đối tượng thường hay mắc phải là người cao tuổi. Độ tuổi khởi bệnh trung bình của người mắc là từ 58 đến 60. Người trên 50 tuổi, và là đàn ông trở thành đối tượng mắc bệnh Parkinson cao nhất. Bệnh Parkinson hay còn được biết đến với cái tên bệnh liệt rung. Bệnh phản ánh chức năng của hệ thống thần kinh bị suy thoái. Người mắc bệnh Parkinson sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Họ cũng bị ảnh hưởng đến tâm trạng, trong một số trường hợp có thể dẫn đến trầm cảm. Hãy cùng tintuxs.com tìm hiểu những kiến thức chung nhất về bệnh này bạn nhé!

Hiểu chung về bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra. Bệnh biểu hiện đặc trưng bằng các cử động bị chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng.  Mặc dù bệnh Parkinson có thể là một bệnh phức tạp. Nó gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng bệnh vẫn có thể điều trị tốt được. Điều trị bằng dùng thuốc, vật lý trị liệu, hoặc các phương pháp trợ giúp khác. Bệnh Parkinson không điều trị khỏi hẳn được. Nhưng các bạn có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm.

Hiểu chung về bệnh Parkinson

Trên thực tế ngoài bệnh Parkinson còn nhiều bệnh nhân có biểu hiện giống bệnh Parkinson người ta gọi là hội chứng Parkinson. Hội chứng parkinson thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như: thoái hóa thần kinh, do nhiễm khuẩn (viêm não), do nhiễm độc (trong đó có một số thuốc an thần kinh…), do chấn thương, do tổn thương mạch máu não (đột quỵ, đái tháo đường, vữa xơ mạch não, tăng huyết áp)…

Biểu hiện thường gặp của bệnh Parkinson

Ở giai đoạn sớm các triệu chứng của bệnh Parkinson hay gặp có thể như sau: mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (đi tất, đi giầy, tra chìa khóa…), rối loạn chữ viết (chữ viết nhỏ dần), táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân hoặc giảm hoạt động một tay khi vận động, bong vảy da ở mặt, gối. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, kín đáo.

Khi điển hình bệnh Parkinson biểu hiện bằng ba triệu chứng cơ bản là:

  • Run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu. Run có thể tạm mất khi vận động nhưng sau đó lại tái diễn. Khi ngủ hết run, xúc động tăng run. Tuy nhiên, có trường hợp hoàn toàn không run.
  • Cứng đơ: là một trong các triệu chứng quan trọng nhất, chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.
  • Giảm vận động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt.

Các triệu chứng khác: thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, rối loạn cương, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%). Một số ít có thể có ảo thị, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…

Bệnh Parkinson tiến triển như thế nào?

Bệnh Parkinson tiến triển như thế nào?

Giai đoạn 1: Có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.

Giai đoạn 2: Có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng.

Giai đoạn 3: Có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.

Giai đoạn 4: Bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần.

Giai đoạn 5: Bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được.

Cách phòng bệnh Parkinson ở người cao tuổi

Tắm nắng thường xuyên

Các nhà khoa học Phần Lan đã tiến hành một cuộc nghiên cứu có quy mô tương đối lớn. Khảo sát 3.000 người trong hơn 30 năm. Kết quả những người có hàm lượng vitamin D càng cao thì càng ít có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Nhóm người có hàm lượng vitamin D thấp nhất có nguy cơ mắc bệnh Parkinson  cao hơn. Nguy cơ tăng gấp 3 lần so với nhóm người có hàm lượng vitamin D cao nhất. Vitamin D có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, vốn thường mất đi ở những bệnh nhân Parkinson. Hầu hết vitamin D được cơ thể tổng hợp khi tắm nắng. Và lấy từ một số nguồn thực phẩm như cá hồi, cá ngừ đóng hộp, sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, ngũ cốc…

Uống trà xanh hàng ngày

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường Y Baylor (bang Texas, Mỹ) cho kết quả. Thành phần chính của trà xanh là Polyphenol có tác dụng ngăn không cho MPP – một loại độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh – thâm nhập vào não, bảo vệ chuột khỏi bệnh Parkinson.

Tránh xa môi trường độc hại

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Những người đã có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson khi sống trong môi trường độc hại sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Hãy lựa chọn một môi trường sống trong lành để tránh xa bệnh tật.

Nên ăn một số loại quả mọng giàu Flavonoid

Các nhà khoa học của trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) và trường Y tế Norwich (Anh), đã tiến hành theo dõi chế độ dinh dưỡng của khoảng 130.000 đàn ông và phụ nữ. Bao gồm 800 người đã phát triển bệnh Parkinson trong vòng 20 năm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện anthocyanins – một loại chất flavonoid – có tác dụng chống mắc bệnh Parkinson hiệu quả nhất. Chất anthocyanins có nhiều trong các loại quả mọng. Ví dụ như dâu tây, quả mâm xôi và một số loại rau quả khác như cà tím,…

Tập thể dục thường xuyên

Cách phòng bệnh Parkinson ở người cao tuổi

Theo một thống kê của trường Đại học Harvard trên 48,000 người đàn ông cho kết quả. Hầu hết những người ít vận động sẽ phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh Parkinson lên tới 50% so với những người siêng vận động. Vận động thường xuyên không chỉ giúp phòng ngừa bệnh Parkinson. Mà còn giúp cải thiện sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Bệnh Parkinson điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc

Có nhiều nhóm thuốc điều trị Parkinson là nhóm ức chế cholin (ví dụ: Artan, Trihex…) nhóm các thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin (Sifrol, Trivastal), Các thuốc thay thế dopamin (levo dopa) là thuốc bổ sung dopamin kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh (thuốc thường dùng là Madopar, Syndopar, Sinemet..) và các thuốc ức chế hủy dopamin (nhóm này hiện nay ít có trên thị trường Việt nam). Nếu dùng nhóm levo dopa thì không nên kết hợp với vitamin B6.

Tác dụng không mong muốn: tùy nhóm thuốc mà có các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên các biểu hiện hay gặp là: khô mắt, khô miệng, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, dị ứng, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, táo bón… liều cao có thể gây lú lẫn, ảo giác, kích động.

Ngoài các nhóm trên, có thể dùng thêm nhóm thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh. Nhóm này không đặc trưng cho bệnh Parkinson. Nhưng cũng có tác dụng theo cơ chế chống gốc tự do và dinh dưỡng thần kinh.

Điều trị bệnh Parkinson bằng phương pháp khác

Trong điều trị bệnh Parkinson, lựa chọn đầu tiên là điều trị bằng thuốc. Các phương pháp khác chỉ sử dụng khi điều trị nội khoa ít kết quả. Gồm có các phương pháp sau: Phẫu thuật, kích thích não ở sâu, xạ phẫu… Điều trị bằng phục hồi chức năng, y học cổ truyền: tác dụng hạn chế, chưa có công bố các nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *