Nhắc đến bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến chắc chắn không thể nhắc đến bệnh sởi. Bệnh do virus gây nên và thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh lây qua đường hô hấp, vì vậy rất dễ lây lan trong các môi trường đông người, điển hình như trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ. Hiện nay, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hầu hết đều được tiêm phòng sởi nên tỷ lệ bệnh đã giảm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì khi trẻ mắc phải bệnh sởi sẽ nguy hiểm hơn nhiều lớn rất nhiều. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ảnh hưởng của bệnh sởi đến trẻ cũng như cách phòng, tránh bệnh này nhé!
Những biến chứng có thể gặp phải do bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Hầu hết những người mắc bệnh sởi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ không để lại di chứng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng của cơ thể còn chưa thật sự tốt, vì vậy nguy cơ biến chứng khi mắc phải sởi cũng cao hơn. Sự nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em là nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt ở những trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện đầu tiên của bệnh sởi là tình trạng sốt cao, kéo dài. Điều này dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó nó sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ.
Nhiễm trùng tai
Trẻ em mắc bệnh sởi có thể gặp nhiễm trùng tai như viêm tai giữa. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1/10 số trẻ mắc bệnh. Nhiễm trùng tai không chỉ gây khó chịu cho trẻ nhỏ mà tình trạng này kéo dài có thể gây giảm thính lực. Thậm chí mất thính giác nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Bên cạnh đó, trẻ em mắc sởi có thể xuất hiện biểu hiện tiêu chảy và ói mửa thường xuyên, đặc biệt là trẻ nhũ nhi.
Bội nhiễm viêm phổi cấp
Mặt khác, khoảng 1/20 trường hợp trẻ mắc sởi gặp biến chứng bội nhiễm viêm phổi cấp do vi khuẩn hoặc virus. Các vi khuẩn tụ cầu Influenzae type B, Haemophilus là những tác nhân thường tấn công. Chúng gây viêm phổi cho trẻ nhỏ trên nền bệnh sởi. Viêm phổi có thể diễn biến nặng gây suy hô hấp. Thậm chí nó có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ đến viện nếu trẻ gặp tình trạng khó thở, môi và các đầu ngón tay, ngón chân tím tái.
Viêm não cấp tính
Ngoài ra, một biến chứng nguy hiểm khác mà cha mẹ phải đề phòng khi trẻ nhỏ mắc sởi đó là viêm não cấp tính. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc viêm não khi có các biểu hiện sốt, nhức đầu, buồn ngủ, nôn thậm chí co giật và hôn mê. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Nó có thể gây ra hậu quả trầm trọng nhất cho trẻ.
Suy dinh dưỡng
Trẻ mắc sởi kéo dài có thể thấy biểu hiện sụt cân, suy dinh dưỡng trầm trọng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách cho trẻ. Sự suy dinh dưỡng nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng. Thậm chí nó làm chậm quá trình hoàn thiện trí tuệ của trẻ.
Bệnh sởi ở trẻ có thể diễn biến nhanh và rất khó lường
Bệnh sởi ở trẻ em thường diễn ra vào mùa đông khi virus sởi hoạt động mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bệnh có thể bùng phát thành đại dịch. Mặc khác, sởi là bệnh lý cấp tính. Vì vậy nó có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng. Trẻ nhỏ thường mắc bệnh sởi khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thông qua các giọt bắn từ nói chuyện, hắt hơi hay ho.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc virus sởi do sức đề kém. Ngoài ra bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường có diễn biến khó lường. Các biểu hiện của bệnh thường giống các bệnh nhiễm trùng khác thường gặp. Do đó các cha mẹ thường khó xác định được nguyên nhân trẻ bệnh dẫn đến chủ quan. Do đó phụ huynh thường xử lý không phù hợp. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ mà không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng xấu. Một số biến chứng điển hình như viêm tai, viêm phổi, tiêu chảy hay tổn thương não…
Ngoài tính chất lây lan nhanh và diễn biến khó lường, bệnh sởi còn được đánh giá là bệnh nguy hiểm do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, ngăn chặn biến chứng kết hợp với bổ sung dinh dưỡng và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh
Do sởi là bệnh lây nhiễm. Vì vậy nó thường dễ lây lan và bùng phát dịch trong môi trường đông người. Một số môi trường điển hình như trường học của trẻ hay khu dân cư. Do đó để hạn chế được nguy cơ mắc sởi, cha mẹ nên cách ly trẻ khỏi nguồn bệnh. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ra nơi đông người khi dịch sởi đang diễn ra.
Vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ
Cha mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày. Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên kết hợp với vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Vì môi trường sống ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Mặt khác, cha mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài và sau khi tiếp xúc với người lạ hay rửa tay cho trẻ bằng nước sát khuẩn. Mẹ nên vệ sinh thật sạch mắt, mũi, miệng của trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Các chuyên gia khuyên rằng chủ động phòng bệnh sởi ở trẻ nhỏ bằng cách cho trẻ đi tiêm vaccin đầy đủ và đúng lịch. Hiện nay vaccin sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của chính phủ nhằm củng cố miễn dịch giúp bé khỏe mạnh, phòng bệnh sởi chủ động và hiệu quả. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng bênh sởi cho trẻ. Mặc dù tiêm phòng không thể phòng tránh được 100% nguy cơ mắc bệnh nhưng có thể phòng tránh được với tỷ lệ rất cao.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài ra cha mẹ nên xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé đủ dinh dưỡng và khoa học. Dinh dưỡng đúng cách giúp củng cố sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp bảo vệ trẻ trước các nguồn gây bệnh. Trẻ khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ tăng khả năng chống lại dịch bệnh. Nếu trẻ không may mắc bệnh thì với hệ miễn dịch khỏe mạnh nguy cơ biến chứng cũng thấp hơn. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế mắc bệnh, sức khỏe vững vàng và phát triển thể lực và trí tuệ toàn diện.
Bài viết trên đây đã làm rõ câu hỏi bệnh sởi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và mang đến những phương pháp phòng bệnh chủ động cho trẻ mà cha mẹ nên thực hiện. Mẹ có thể tham khảo để có thể phòng tránh bệnh truyền nhiễm này cho trẻ.