Giải mã vị thuốc quý đến từ lòng đất mang tên “địa long”

Giải mã vị thuốc quý đến từ lòng đất mang tên địa long

Giun đất là một loài động vật ruột khoang, nó sống ở vùng đất ẩm và tơi xốp. Ngoài việc có lợi cho đất thì các bài thuốc từ giun đất còn được lưu truyền rộng rãi và được sử dụng cho đến ngày nay. Có rất nhiều loại giun đất và loại dùng để làm thuốc là loại giun đất lớn, thường được gọi với cái tên là địa long. Loại này thường dài từ 10 đến 38cm và lớn từ 5 đến 12mm. Giun đất sau khi bắt về được rửa sạch bằng tro và nước nóng, mổ bụng, rửa sạch để loại bỏ cặn bẩn, đem phơi nắng hoặc phơi khô để dùng làm thuốc. Để hiểu rõ hơn về vị “thần dược” này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của tintuxs.com.

Đôi nét về con giun đất (địa long)

Đôi nét về con giun đất (địa long)

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của Giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất. Loại có khoang trắng tốt nhất. Thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen, nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp chúng dễ chui rúc trong đất. Hai bên thân và mặt bụng có 4 đốt lông ngắn và cứng giúp Giun di chuyển được. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sáng riêng lẻ phân tán dưới da.

Là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Khi trưởng thành, cơ thể Giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy nhiên, loài này không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo. Thức ăn chính của Giun là mùn hữu cơ. Chúng sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất. Chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp mới bò lên để hô hấp. Loài này thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là phân giun. Phân giun trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê.

Công dụng thần kỳ của địa long (giun đất)

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Cảm Ứng, Hà Nội, giun to có khoang ở cổ thường được chọn để làm thuốc. Cách bào chế địa long rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch sau đó dùng nứa nhọn và sắc cạnh sâu vào đầu giun, rạch một đường theo chiều dọc, rửa sạch trong ruột, rồi nhúng vào nước nóng cho giun hơi cứng, sạch nhớt, phơi hay sấy khô giòn. Khi dùng đem tẩm rượu hay tẩm gừng, sao qua, tán bột.

Theo Đông y, địa long có vị mặn, hơi tanh, tính hàn, lạnh, tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc,… thông thường địa long được dùng để chữa những chứng bệnh ôn nhiệt (dịch) hay sốt nóng cao, phong nhiệt mắt đỏ, tiểu tiện không thông, sốt rét lách to, chữa hoàng đản, trẻ em kinh phong, viêm khớp. Ngoài ra, còn dùng chữa cao huyết áp, cứng mạch máu, nhức đầu, liệt nửa người. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay 2 – 4g dưới dạng thuốc bột. Chú ý người hư hàn không phải thực nhiệt cấm dùng.

Trong khi đó các nhà khoa học Ba Lan cho rằng vi khuẩn trong ruột giun đất có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc phòng ngừa ung thư. Theo các nhà khoa học, do đặc tính sinh sống và ăn các loại sinh vật dưới các lớp đất bẩn nên giun đất có hệ miễn dịch rất phát triển. Các loại vi khuẩn có trong ruột của giun chứa những thành phần có khả năng chống lại tế bào ung thư trong cơ thể người.

Bài thuốc hay từ địa long (giun đất)

Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu một số bài thuốc từ địa long:

Bài thuốc bổ dưỡng hoàn ngũ thang

Bổ dưỡng hoàn ngũ thang: Địa long 4g, xuyên khung 4g, đào nhân 4g, hồng hoa 4g, hoàng kỳ 15g, đương quy vĩ 8g, xích thược 6g. Dùng cho các trường hợp bán thân bất toại, mồm miệng và mắt méo xệch, cấm khẩu, miệng sùi bọt mép, bí đại tiện, tiểu tiện nhiều lần. Cách dùng: Cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc hoạt lạc hoàn

Hoạt lạc hoàn: Địa long khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Thuốc hoạt lạc giảm đau, dùng cho các chứng bệnh thấp nhiệt trở lạc, đau khớp sưng tấy đỏ, sờ nóng, tiểu tiện vàng và ít. Trị chứng bệnh thấp đàm ứ huyết sinh tắc kinh lạc, đau nhức. Nếu dùng phối hợp với Ô đầu, Phụ tử có thể dùng trị các chứng bệnh đau khớp do hàn thấp. Cách dùng: Dạng thuốc hoàn, tán bột, phun rượu, trộn hồ bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 4g thuốc hoàn, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc Thang Tứ Vật.

Bài thuốc trị sốt cao, co giật

Bài thuốc trị sốt cao, co giật

Thanh nhiệt cắt cơn kinh giật: Địa long 12g, liên kiều 12g, câu đẳng 16g, hoa kim ngân 16g, toàn yết 4g. Dùng cho các trường hợp bị sốt cao, co giật. Sắc thuốc uống 3 bát trong ngày. Ngoài ra, một cách khác để trị sốt cao co giật. Có thể dùng địa long đỏ 160g và đường đỏ 40g. Đem bọc vào vải thưa, giã nát rồi đắp lên rốn.

Bài thuốc giúp lợi tiểu

Lợi tiểu thông lâm: Thành phần bao gồm địa long đỏ, củ tỏi, lá khoai lang. Tất cả đem giã nát rồi đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh thấp nhiệt tiểu tiện không lợi hay bí tiểu tiện do kết sỏi. Bài thuốc có thể dùng uống, phối hợp cùng các loại thuốc lợi tiểu.

Bài thuốc trị hen suyễn

Chữa thanh phế, cắt cơn suyễn: Dùng 12g địa long sắc lên uống, có tác dụng trị ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà,… do hỏa nhiệt. Có thể dùng địa long lượng vừa đủ đem phơi khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Hoặc địa long phơi khô và cam thảo sống. Hai vị thuốc có lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 2 lần mỗi lần 6g, trị hen phế quản.

Bài thuốc trị ung thư

Trị ung thư: Địa long 40g, ngô công 40g, tổ ong vàng 40g, bồ công anh 40g, rễ cây chàm mèo 40g, toàn yết 40g, xác rắn lột 40g, cây lưỡi rắn 200g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều, luyện với mật ong, làm hoàn, mỗi hoàn 8g. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần uống một hoàn. Uống với nước đun sôi để nguội có tác dụng phòng ngừa và trị ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *