Làm thế nào để phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ dẫn đến những biến những nguy hiểm cho trẻ

Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường thấy ở trẻ em với sự xuất hiện của những triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón. Đối với người lớn, rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, đây là một vấn đề mà các bậc phụ huynh hết sức lưu tâm. Bởi nếu để tình trạng bệnh này diễn ra thường xuyên mà không có cách chữa trị phù hợp có thể dẫn đến nguy có mắc các căn bệnh nghiêm trọng khác, hoặc có thể khiến bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, làm giảm đi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ được mau chóng kiểm soát và không gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân và cách phòng chống bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào? Sau đây xin mời các bạn cùng tintuxs tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

Sức đề kháng của trẻ còn yếu

Trẻ em độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu

Trẻ em độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Do đó rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Đây chính là nhân tố chính gây nên bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.

Việc điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại tuy nhiên cũng tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái đường ruột. Dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa.

Môi trường vệ sinh kém

Trẻ sống ở môi trường có chất lượng vệ sinh kém như: nguồn nước ô nhiễm, nguồn thực phẩm không đảm bảo. Điều này cũng sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Trẻ mắc các bệnh như: viêm họng cấp tính, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản… cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ mắc bệnh này, trẻ thường tiết ra đờm chứa vi khuẩn. Thay vì khạc ra ngoài thì trẻ lại nuốt vào bụng. Điều này dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ

Ngoài ra, việc trẻ ăn uống không hợp lý, sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước uống có ga… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho cơ thể của trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ.

Trẻ rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất phổ biến. Đặc biệt là ở những trẻ nhỏ. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ được kiểm soát. Và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa

Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ bao gồm:

Trẻ bị nôn trớ

Đây là tình trạng thường gặp vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần trở nên hoàn thiện.

Trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu: thức ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm… Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết. Ngoài ra còn đau đớn khi đi đại tiện, còi cọc chậm phát triển và suy dinh dưỡng…

Trẻ bị đi ngoài ra phân sống

Việc mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi. Và có hại trong ruột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống. Thông thường, đường ruột của trẻ bình thường có hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Nó có tác dụng giúp quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn thải trừ các chất độc hại diễn ra bình thường.

Nếu tỷ lệ trên bị thay đổi thì các vi khuẩn có lợi sẽ bị giảm xuống. Những vi khuẩn có hại sẽ tăng lên và gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Với các triệu chứng như: đi ngoài phân lỏng, phân sống kèm chất nhầy, đầy bụng…

Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết,

Trẻ bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể của trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải. Nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có biểu hiện là nôn trớ, Đây là tình trạng thường gặp vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần trở nên hoàn thiện.

Biện pháp phòng tránh

Có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu ý rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ bao gồm: các loại rau củ, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt… Các loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng. Đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

 Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp đủ lượng nước vào cơ thể của trẻ sẽ giúp cho thức ăn loãng và dễ di chuyển trong đường ruột.

Khi trẻ ăn, cần nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn. Việc thức ăn được nhai kỳ và nghiền nát sẽ tạo thành nhiều mảnh nhỏ và trộn cùng các enzyme có trong nước bọt của trẻ. Chính việc này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Thường xuyên vận động thể dục thể thao

 Việc vận động hàng ngày sẽ giúp cho trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra còn giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ vận động quá mạnh ngay khi ăn no.

Tránh gây cho trẻ căng thẳng và áp lực, điều này sẽ khiến cho trẻ ăn mất cảm giác ngon. Ức chế quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của trẻ. Cha mẹ cần tạo cho trẻ không khí ăn uống vui vẻ và thích thú.

Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ bao gồm: các loại rau củ, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ sẽ rất lo lắng không biết phải chăm con thế nào đẻ mau khỏi. Và việc cho con trẻ ăn gì trong thời gian này là một bài toán rất khó. Những thực phẩm nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh cho con đó chính là rau xanh, ngũ cốc, chuối, sữa chua và thịt gà.

Những loại thức ăn này sẽ góp phần cung cấp cho con trẻ nhiều vitamin, khoáng chất và những enzyme tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp cũng cố hệ tiêu hóa cho bé. Đồ ăn của bé cần được nấu chín và ăn ngay sau khi chế biến. Mục đích là để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Mẹ cũng nên chia các bữa ăn ra để trẻ tiêu hóa được dễ hơn và giúp hấp thụ tốt hơn, tránh đầy bụng hay khó tiêu.

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ

Trẻ rất hay mút tay và đưa các đồ vật vào miệng, cho nên để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể của trẻ. Ba mẹ nên tạo cho con thói quen giữ vệ sinh như rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh. Hay sau khi tiếp xúc với những con vật khác nhau. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, thường xuyên nên cọ rửa đồ chơi. Người lớn khi mà bế trẻ con cũng nên cần rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ dẫn đến những biến những nguy hiểm cho trẻ. Có thể kể đến như viêm, tổn thương đường ruột. Việc thức ăn không được tiêu hóa sẽ làm cho trẻ khó có thể hấp thu được dưỡng chất. Dẫn đến trẻ thiếu chất và suy dinh dưỡng. Làm chậm sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Không nên tự ý mua thuốc tại nhà hoặc điều trị theo phương pháp dân gian. Khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề, gây khó khăn cho điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *