Mất ngủ ở người cao tuổi và các kiến thức cần biết

Mất Ngủ Ở Người Cao Tuổi Và Các Kiến Thức Cần Biết

Mất ngủ ở người cao tuổi có lẽ không phải là chuyện hiếm gặp. Chúng ta có thể đã từng được nghe hay chứng kiến việc khó ngủ của bố mẹ, ông bà mình. Bằng chứng là nhiều người lớn tuổi ngủ ít, hay mất ngủ và dậy rất sớm. Có khi ba, bốn giờ sáng đã dậy chuẩn bị ấm nước hoặc quét sân, nhà. Vậy tại sao người lớn tuổi lại gặp tình trạng này? Nếu việc mất ngủ diễn ra trong một thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu những cách giúp cải thiện việc mất ngủ. Cùng tintuxs.com tìm hiểu thông tin trên để giúp người thân trong gia đình bạn ngủ ngon hơn nhé!

Hiểu chung về chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Theo các chuyên gia, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi và có khoảng 48% những người trên 50 tuổi thường xuyên bị mất ngủ.Mất ngủ thường xuyên ở người già sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều cốt lõi là phải tìm hiểu nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến là do mức độ sản sinh melatonin. Khi còn nhỏ tuổi, lượng melatonin tiết ra nhiều và sau đó giảm dần theo độ tuổi. Chính lượng melatonin tiết ra ít là nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người già.

Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi

Hiểu chung về chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng. Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người…

Các nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.

Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người cao tuổi với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người cao tuổi cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng.

Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người cao tuổi dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein… Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc. Vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ như ngủ ngày hoặc nằm trên giường đọc sách.

7 phương pháp cải thiện việc mất ngủ ở người cao tuổi

Ngủ một cách khoa học, đúng giờ giấc

Cũng giống như những người trẻ, người già lại đặc biệt cần thiết lập cho mình đồng hồ sinh học. Hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Ngoài ra để có thể đi vào giấc ngủ, nên chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ. Và đảm bảo tắt đèn khi ngủ sẽ không làm những người cao tuổi khó ngủ và mất ngủ.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

7 phương pháp cải thiện việc mất ngủ ở người cao tuổi

Các thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền hay tập dưỡng sinh là sự lựa chọn thích hợp với những người lớn tuổi. Như vậy sẽ giúp cho người cao tuổi có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Những người có thói quen tập thể dục đều đặn kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng khoa học sẽ ít bị bệnh tật và mất ngủ hơn những người khác.

Không nên ngủ trưa quá nhiều, quá lâu

Việc ngủ nhiều vào buổi trưa sẽ làm cho người già có cảm giác no mắt dễ gây khó ngủ vào buổi tối. Do đó nếu ngủ trưa quá 30 phút người già sẽ không thể ngủ được vào buổi đêm.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ cho dễ chịu

Tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn và dễ chịu. Đặc biệt người già nên tắm nước ấm pha chút muối trước giờ đi ngủ. Điều này sẽ giúp họ thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.

Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi ngủ

Một trong những phương pháp chữa mất ngủ cho tuổi cao niên là nên mặc quần áo với chất liệu vải thun, mỏng, thoáng mát. Vì nó sẽ khiến cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng và dễ ngủ.

Tránh ăn no và sử dụng đồ uống có chất kích thích

Nếu người cao tuổi ăn no và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê trước giờ đi ngủ sẽ làm cho những thực phẩm này không có cơ hội để chuyển hóa thức ăn. Và đây là nguyên nhân gây chứng mất ngủ, khó ngủ.

Giữ cho đầu óc được thư giãn

7 phương pháp cải thiện việc mất ngủ ở người cao tuổi

Căng thẳng chính là nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ ở người già. Và cả ở những người trẻ tuổi. Vậy nên, hãy cố gắng giữ cho đầu óc thoải mái. Tránh lo lắng trước và trong giờ đi ngủ.

Sức khỏe là vàng. Đặc biệt đối với người già. Sức khỏe của người lớn tuổi thực sự là vấn đề cần quan tâm hằng ngày. Vậy nên những người lớn tuổi hãy tập cho mình những thói quen tốt ở trên. Để có thể mang đến cho mình một giấc ngủ chất lượng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *