Điền kinh là một bộ môn thể thao đòi hỏi sức bền và thể trạng vô cùng tốt ở một vận động viên tham gia thi đấu. Đây là một trong những môn thể thao có nhiều huy chương nhất của thế vận hội Olympic. Thể trạng của người châu Á nói chung không đáp ứng đủ các yêu cầu khắc khe của bộ môn này tại Olympic nhưng thể thao Việt Nam lại may mắn sở hữu vận động viên Quách Thị Lan, đại diện duy nhất của Đông Nam Á giành được vé tham dự Olympic nhờ vào tài năng và những thành tích vẻ vang của mình.
Quách Thị Lan vinh dự được đại diện đoàn Việt Nam cầm cờ
Quách Thị Lan là nhà đương kim vô địch 400 m rào ASIAD 2018. Giải đấu mà cô đoạt HCB nhưng VĐV đoạt HCV bị phát hiện dùng chất cấm, bị tước huy chương. Nên Quách Thị Lan được đôn lên nhận HCV. Cũng ly kỳ như khi được công nhận thành tích muộn để trở thành nhà vô địch ASIAD 2018. Hay trước đó là 2 HCV Giải Vô địch châu Á 2017, Quách Thị Lan nhận suất đặc cách tham dự rồi được vinh dự cầm cờ Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Tokyo như chuyện trong mơ.
Theo đó, nữ vận động viên 26 tuổi của Việt Nam được Liên đoàn Điền kinh Thế giới và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chấp nhận suất tham dự Olympic Tokyo 2020. Theo dạng đặc cách mà Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gửi lên. Do không giành được suất chính thức tham dự nào. Nên điền kinh Việt Nam được trao một suất đặc cách duy nhất.
Olympic Tokyo là kỳ đại hội đầu tiên quy định mỗi đoàn thể thao quốc gia cử 2 VĐV cùng cầm quốc kỳ. Trong phần diễu hành tại lễ khai mạc. Đây là vinh dự lớn đối với mỗi VĐV. Sau khi tất cả đã phải vất vả vượt qua các cuộc thi đấu tuyển chọn để giành quyền góp mặt tại những ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.
Niềm tự hào của nữ tuyển thủ khi được giao trọng trách thiêng liêng
Quách Thị Lan và Nguyễn Huy Hoàng được Ủy ban Olympic Việt Nam lựa chọn. Dựa trên việc 2 tuyển thủ này chỉ phải thi đấu từ ngày 30 đến 31-7 nên không chịu nhiều áp lực bởi lịch tập luyện. Tuy vậy, vóc dáng cao ráo của cả hai, cộng thêm thành tích thi đấu khá ấn tượng. Cũng là các tiêu chí để bộ đôi này được chọn cầm Quốc kỳ. Dẫn đầu đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020.
Dù rất tự hào với nhiệm vụ vẻ vang này ngay ở lần đầu tiên giành quyền góp mặt tại đấu trường Olympic. Cũng như hạnh phúc với việc trở thành nữ tuyển thủ điền kinh thứ nhì (sau Bùi Thị Nhung tại Olympic Athens 2004) được trao vinh dự cầm Quốc kỳ. Quách Thị Lan hiện dồn hết tâm trí cho việc thể hiện bản thân ra sao trên đường chạy Olympic. Ở đợt chạy vòng loại 400 m rào nữ vào sáng 31-7, cô sẽ cố gắng hết mình.
Từng khởi đầu sự nghiệp hết sức lận đận nhưng rồi vinh quang vẫn tìm đến với Quách Thị Lan như một sự đền bù của số phận. Cùng với danh hiệu quán quân 400 m rào nữ tại Giải Vô địch châu Á 2019. 3 tấm HCV được trao muộn ở Giải Vô địch châu Á 2017 (400 m và tiếp sức 4×400 m nữ). Và tại Asian Games 2018 (400 m rào nữ). Đều do đối thủ sử dụng doping nên bị tước thành tích. Chính là sự khẳng định thực lực của một trong những gương mặt sáng giá nhất trong lịch sử điền kinh Việt Nam.
Quách Thị Lan được trao suất đặc cách tham gia Olympic như thế nào?
Nhắc đến các chi tiết này để hiểu rõ hơn về lý do Quách Thị Lan được trao suất đặc cách đến Olympic Tokyo. Với tư cách VĐV nữ duy nhất của cả khu vực Đông Nam Á. Chuẩn A để dự Olympic Tokyo ở nội dung 400 m rào nữ là 55 giây 40. Và nếu thời điểm tuyển chọn là cuối năm 2018, Lan thừa sức tham dự bằng suất chính thức do cô giành HCV Asian Games cùng năm với thành tích 55 giây 30.
Một mặt do Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) nâng chuẩn dự đại hội thành chuẩn A. Mặt khác vì đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới từ cuối năm 2019. Nên tất cả các giải đấu lớn kiếm chuẩn đều bị hoãn, hủy… Bản thân Quách Thị Lan cũng có cơ hội với tổ tiếp sức 4×400 m nam – nữ. Nhưng rồi không tham dự được Giải Các nội dung tiếp sức thế giới tại Ba Lan vào tháng 5-2021. Nên cô và điền kinh Việt Nam phải trông chờ vào suất đặc cách.
Chỉ xếp hạng 20 ở nội dung 400 m rào nữ với thành tích ghi nhận 55 giây 98 theo World Athletics (Liên đoàn Điền kinh quốc tế, tên gọi cũ là IAAF). Quách Thị Lan phải so tài cùng kỷ lục gia Sydney McClaughlin (Mỹ, 51 giây 90); đương kim vô địch Rio 2016 Dalilah Muhammad (Mỹ, 53 giây13); Femke Bol (Hà Lan, 52 giây 37); Anna Ryzhykova (Ukraine, 54 giây 54)… Rất ít cơ hội cho Lan nhưng không phải không có hy vọng.