Giao tiếp với người xung quanh là nhu cầu không thể thiếu của con người. Tuy nhiên, đối với những người bị câm hoặc điếc thì điều này là không đơn giản chút nào. Thấu hiểu được những khó khăn mà người khuyết tật phải đối mặt, khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang phát minh những công nghệ giúp cho những người khiếm khuyết có thể giao tiếp dễ được dễ dàng hơn với mọi người bằng cách chuyển suy nghĩ thành lời nói. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ chuyển suy nghĩ thành lời nói đang rất được kỳ vọng hiện nay nhé.
Lợi ích của công nghệ chuyển suy nghĩ thành lời nói
Công nghệ giúp cải thiện khả năng tự chủ và tăng chất lượng cuộc sống. Cho người mắc chứng anarthria (mất khả năng phát âm giọng nói). Và chứng liệt tứ chi do đột quỵ thân não gây ra. Những lợi ích tiềm năng của công nghệ này là rất rõ ràng. Đó là cơ hội đầu tiên để người câm có thể phát âm suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Gopala Anumanchipalli, nhà khoa học về lời nói kiêm người dẫn đầu nghiên cứu. Cho hay bước đột phá đến từ việc liên kết hoạt động não. Với chuyển động trong miệng và cổ họng khi nói. Thay vì liên kết tín hiệu não với thanh và âm. “Chúng tôi lý luận rằng nếu các trung tâm sản sinh lời nói trong não là chuyển động mã hóa. Chứ không phải âm thanh. Chúng ta nên cố gắng làm điều tương tự để giải mã các tín hiệu đó”, ông Anumanchipalli cho hay.
Đến 69% từ mà máy tính tạo ra được những người tham gia nghiên cứu xác nhận là chính xác. Giới nghiên cứu cho rằng đây là tỷ lệ tốt hơn đáng kể. So với những gì đạt được trong nhiều nghiên cứu trước.
Các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ chuyển suy nghĩ thành lời nói
Theo đó, các nhà khoa học đã cấy một mảng đa điện cực lên vùng vỏ đại não cảm giác-vận động. Nơi có chức năng kiểm soát lời nói. Ở một số người bệnh mất khả năng giao tiếp bằng cách phát âm.
Trong 48 cuộc thử nghiệm, họ đã ghi lại 22 giờ hoạt động của vỏ não. Khi người tham gia cố gắng nói các từ riêng lẻ trong bộ từ vựng gồm 50 từ. Từ đó, các nhà khoa học dùng thuật toán chuyên sâu để tạo ra các mô hình tính toán. Nhằm phát hiện và phân loại các từ vựng từ các mẫu trong hoạt động vỏ não được ghi lại. Thuật toán này, cùng mô hình ngôn ngữ tự nhiên mang lại xác suất của từ tiếp theo cho các từ đứng trước trong một chuỗi. Để giải mã các câu đầy đủ khi người tham gia cố gắng nói chúng.
Kết quả, các nhà khoa học đã giải mã các câu. Từ hoạt động vỏ não của người tham gia trong thời gian thực. Với tốc độ trung bình 15,2 từ mỗi phút, với tỷ lệ lỗi từ trung bình 25,6%.
Trong phân tích hậu kỳ của các thử nghiệm, phát hiện 98% nỗ lực của người tham gia để tạo ra các từ riêng lẻ và phân loại các từ với độ chính xác 47,1% bằng cách sử dụng các tín hiệu vỏ não ổn định trong suốt 81 tuần nghiên cứu. Nghiên cứu do tiến sĩ Edward Chang (thuộc Đại học California) đứng đầu đã được công bố hôm 15/7 trên tạp chí The New England.