Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh ở trẻ do vi- rút gây nên. Bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như sốt và xuất hiện mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng. Bệnh thường gặp ở những trẻ em dưới 10 tuổi và thường hay gặp nhất là ở lứa dưới 5 tuổi. Trẻ thường dễ bị lây bệnh tay chân miệng khi đi nhà trẻ, trường mẫu giáo, nơi tập trung nhiều trẻ em. Bệnh tay chân miệng chỉ gặp ở trẻ nhỏ, khi lớn lên trẻ thường sẽ tự dịch với bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do các kháng thể hình thành sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc kĩ bé khi mùa bệnh tay chân miệng sắp đến.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Bệnh tay chân miệng do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra. Tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất là vi-rút Coxsackie A-16. Trong khi enterovirus 71 thì ít gặp hơn. Biểu hiện lâm sàng của BTCM là như nhau bất kể loại vi-rút gây bệnh nào. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm enterovirus 71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp. Ví dụ như viêm màng não do vi-rút, viêm não hoặc tổn thương cơ tim.
Thời gian bùng phát dịch tay chân miêng
Thời điểm căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể bùng phát dịch có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên đặc biệt tăng cao vào tháng 2- 4 và tháng 9-10. Đây là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Diễn tiến của bệnh Tay chân miệng là ban đầu sẽ nổi bóng nước. Nếu bóng nước ở trong miệng thì vỡ ra thành vết loét, còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau thời gian trên thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi. Khoảng 90% trường hợp trẻ mắc Tay chân miệng sẽ tự khỏi. Một số trường hợp khác có thể có một số biến chứng như ảnh hưởng tới não bộ, thân não. Gây ra suy hô hấp, ảnh hưởng tới tiêm gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp…
Ba mẹ lưu ý cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tránh các trường hợp biến chứng.
Nhận biết những biến chứng khi mắc phải bệnh tay chân miệng
Thông thường các biến chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – thứ 5 của bệnh, tức là sau khi nổi vết loét chỗ bóng nước. Nếu bệnh còn nhẹ thì trẻ khi thiu thiu ngủ sẽ bị giật mình, ngồi dậy chơi thì bình thường. Độ nặng hơn một chút là trẻ vừa nằm ngã ra là sẽ giật mình, chới với. Nặng hơn nữa là khi bồng trên tay, trẻ vẫn giật mình chới với. Lúc này nên chú ý trong lòng bàn tay có nổi nốt hay không, trẻ có đau miệng, chảy nước miếng loét miệng hay không. Đây là những dấu hiệu cần quan sát để phát hiện sớm biến chứng.
Ba mẹ nên khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh tay chân miệng
Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh này chưa có vắc xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Bên cạnh việc ăn sạch, uống sạch thì cần chú ý bệnh có thể lây qua những dụng cụ sinh hoạt thường ngày. Có thể kể đến như chén, ly, đồ chơi của trẻ nên phải vệ sinh những vật dụng này. Vệ sinh nhà cửa, nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn… Những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay. Cần lưu ý rửa tay thường xuyên để không mang vi rút lây bệnh cho trẻ.