Cây dâu tằm từ lâu đã được người dân Việt Nam yêu thích. Cây dâu tằm là loại cây thân gỗ, thường cao khoảng 2m đến 3m. Lá dâu tằm thường mọc xen kẽ và có hình elip, đầu lá nhọn và cùn, xung quanh lá có nhiều răng cưa nhỏ. Bài thuốc từ lá dâu tằm từ lâu đã được ông bà ta ví như “tiên dược” mà ông trời ban tặng. Vì có rất ít loại cây, từ rễ đến lá, mỗi bộ phận của cây đều có mục đích riêng và đều có thể dùng làm thuốc để chữa bệnh. Những tác dụng tuyệt vời của lá dâu tằm cũng đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng lá dâu tằm mà tintuxs.com tổng hợp được, cùng tham khảo nhé!
Công dụng của lá dâu tằm
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, chiết xuất từ lá dâu tằm có thể thay thế các loại thuốc tiểu đường. Chiếc xuât này sẽ giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoạt chất được tìm thấy trong lá dâu tằm là 1-deoxynojirimycin (DNJ). Hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường đơn giản. Từ đó giúp ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu chiết xuất dâu tằm được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi (có so sánh với giả dược) ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Kết quả cho thấy chiết xuất dâu tằm (250mg) làm giảm tổng lượng glucose và insulin 22% và 24% so với giả dược. Lá dâu tằm làm giảm tổng lượng đường được hấp thụ vào máu hơn 20%. Chiết xuất từ dâu tằm không gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, đầy hơi,… Đây đều là những tác dụng phụ thường gặp với nhiều loại thuốc tiểu đường. Bổ sung lá dâu tằm vào quá trình ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa tiểu đường tiến triển.
“Người dùng sử dụng nước ép của lá dâu tằm có thể giảm cân, chữa chứng khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và người mệt mỏi”, dược sĩ Phụng nói.
Bài thuốc từ lá dâu tằm
- Chữa thong manh, đau mắt: Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt. Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.
- Chữa đau nhức: Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng, sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Có thể chữa bằng bài thuốc: Lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau. Đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12g) với nước nóng.
- Chữa hen suyễn: Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ. Thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống một viên với nước sôi.
- Chữa huyết áp cao: Thịt trai sông 50 – 100g, lá dâu tươi 20g thái nhỏ. Cùng với 20g nấm hương và 2 – 3 củ hành khô. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng hạ huyết áp tốt. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến có các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,… Đặc biệt người tăng huyết áp bị suy giảm khả năng tình dục cũng nên dùng.
- Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lá dâu non nấu canh với tôm, tép. Hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g; cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân đều 12g; bạc hà, cam thảo đều 4g; cát cánh 8g, lô căn 20g. Tất cả đem sắc uống.