Tổn thương xương bánh chè hai mảnh là một bệnh lý thuộc về xương khớp. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhận ra khi mới bị. Tuy nhiên trong một số trường hợp người mắc phải có thể thấy đau. Đó là do khi họ vận động quá mức gây tác động lên các khớp gối. Hoặc thấy đau ở người cao tuổi do đi kèm tổn thương thoái hóa gối. Hãy cùng tintuxs.com tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh tổn thương xương bánh chè hai mảnh. Ngoài ra học cách ngăn ngừa các bệnh về xương khớp cho bản thân và gia đình.
Tổn thương xương bánh chè hai mảnh là bệnh lý như thế nào?
Tổn thương xương bánh chè hai mảnh xuất hiện khi điểm cốt hóa phụ của xương bánh chè không liền với xương bánh chè chính, gặp ở giai đoạn phát triển xương tuổi thiếu niên. Tỷ lệ gặp tổn thương này khoảng 2% và 50% các trường hợp bệnh nhân bị cả hai bên. Đa số các trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ tình cờ phát hiện qua chụp phim thường quy khớp gối.
Một số trường hợp, có thể biểu hiện đau do vận động quá mức của khớp gối. Ví dụ như chơi thể thao… hoặc cũng có thể do chấn thương.
Tổn thương xương bánh chè hai mảnh có biểu hiện ra sao?
Một số tác giả cho rằng, triệu chứng đau do ảnh hưởng của lực kéo quá mức từ cơ rộng ngoài lên mảnh xương phụ. Từ đó đề xuất phương pháp phẫu thuật chỉ giải phóng vị trí bám của gân cơ rộng ngoài lên mảnh xương phụ đơn thuần mà không cần lấy bỏ.
Tổn thương xương bánh chè hai mảnh: Chẩn đoán và điều trị
Chụp X-quang thường quy khớp gối thẳng nghiêng là chưa đủ để chẩn đoán xác định cũng như phân biệt các loại của tổn thương này. Tư thế chụp có giá trị là chụp khớp bánh chè lồi cầu. Nhưng thường khó thực hiện do bệnh nhân đau nên khó gấp gối.
Ngoài ra có thể chụp phim cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Chụp cộng hưởng từ có giá trị vì ngoài việc chẩn đoán xác định tổn thương còn loại trừ các tổn thương trong khớp khác khi có tràn dịch khớp gối kèm theo.
Phẫu thuật nội soi là xu hướng mới xử trí tổn thương lấy bỏ xương bánh chè phụ với ưu thế can thiệp tối thiểu giúp bệnh nhân sớm phục hồi.
Phòng ngừa các vấn đề về xương khớp
Không nên giữ quá lâu một tư thế để tránh nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc vận động, ăn uống để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối để giảm áp lực cho xương, bạn cũng nên tránh việc giữ quá lâu một tư thế.
Do đặc thù công việc chẳng hạn như lái xe, ngồi sửa đồ, may quần áo hoặc dân văn phòng phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính,… khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu, giữ quá lâu một tư thế làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông, dễ bị tắc mạch, teo cơ và loãng xương.
Như vậy, không nên ngồi quá lâu. Thay vào đó bạn chỉ nên ngồi hay đứng tối đa 90 phút. Sau đó nên đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng, ép giãn. Đồng thời xoay các khớp cổ tay cổ chân và khớp vai,…
Duy trì cân nặng ổn định, hợp lý để phòng bệnh xương khớp
Các chuyên gia về xương khớp cho biết, tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu liên quan đến những tổn thương và thoái hóa khớp, đặc biệt đối với trẻ em.
Đối với người lớn hoặc người già bị thừa cân, béo phì thì cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn các loại rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm chế biến sẵn. Kết hợp với đó là tăng cường vận động. Có thể tập yoga hoặc những bài tập với bóng. Vận động nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn và có thể giảm cân. Tránh những bài tập như chạy bộ, nhảy dây,…
Việc tập những bài thể dục vừa sức không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh. Mà nó còn giúp khí huyết lưu thông. Và phòng ngừa được loãng xương hay tắc mạch. Nhưng cần chú ý, trước khi vận động, bạn cần phải chú ý khởi động. Và cân nhắc những môn thể thao phù hợp với tuổi tác.
Loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp
Bên cạnh những yếu tố kể trên, bạn cũng cần phải loại bỏ những thói quen không tốt cho xương, có thể kể đến như:
-
Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ
-
Tránh nằm những loại đệm quá mềm
-
Không nằm võng quá nhiều
-
Không đặt máy tính quá thấp
-
Không nên cúi gằm khi dùng điện thoại
-
Không cúi khom người khi bê, nhấc
-
Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái
-
Nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức
-
Nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức
Những thói quen trên là rất sai lầm. Và có thể là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm hay đứt gân, gãy xương ở những người cao tuổi.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên bỏ thuốc lá và rượu bia. Đây là những chất độc hại cho toàn cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng, các chất kích thích này chỉ ảnh hưởng đến gan và phổi. Nhưng thực tế là rượu bia được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ về tình trạng tổn thương xương bánh chè hai mảnh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả nhận biết cũng như phòng ngừa và chữa trị bệnh thành công. Chúc sức khỏe đến tất cả mọi người.