Khi mang thai, chị em phụ nữ cần phải tìm hiểu kiến thức về việc dưỡng thai, an thai và các bài thuốc dân gian chữa động thai. Đây đều là những kiến thức vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con mà còn tránh được các tình trạng sảy thai. Động thai dường như là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội ngày nay, vậy có bài thuốc nào có thể khắc phục nó này không? Để hiểu thêm về tình trạng này cũng như những bài thuốc dân gian giúp trị động thai hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của tintuxs.com.
Nguyên nhân gây ra tình trạng động thai
Động thai rất thường gặp ở thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu dọa sẩy thai là cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng. Có thể ra dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dọa sảy thai, thường do thể chất người mẹ suy nhược, làm việc quá sức, dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thiếu chất, thai yếu; va chạm mạnh, xoa bóp bụng, núm vú gây co bóp tử cung,…
Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, phụ nữ sau khi tắt kinh 10 ngày, trong cơ thể khác thường, hai bầu vú căng, có trường hợp mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn,… là dấu hiệu mang thai. Thai phụ bị mỏi lưng, đau bụng, bụng dưới căng có cảm giác sạ xuống, âm đạo ra huyết dịch, là do thai động không yên. Sau đó đau bụng dữ dội, hoặc ra máu nhiều dẫn đến sẩy thai. Khi thai nhi chưa được 3 tháng thì gọi là tiểu sản hoặc bán sản. Nếu cứ mang thai đến chu kỳ lại sẩy thai, Đông y gọi là hoạt thai.
5 bài thuốc chữa động thai hiệu quả nhất
Thai phụ gầy sút, miệng khô, hai gò má đỏ, lòng tay chân nóng, bụng đau, thai động ra máu,… cần dùng bài thuốc bổ âm thanh nhiệt, an thai. Để an thai, bà bầu nên chú ý đến sinh hoạt, chế độ ăn uống và kết hợp dùng thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc có tác dụng chữa động thai.
Bài thuốc trị động thai do khí hư, huyết hư
- Triệu chứng: Ra huyết từng giọt kèm theo mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt, choáng váng, mệt mỏi, sợ lạnh, miệng lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, đầy tức bụng, thai muốn xuống, đi tiểu nhiều. Cần dùng bài thuốc an thai.
- Bài thuốc sắc uống: Cát sâm (sâm nam) 12g, hoàng kỳ (tẩm mật) 12g, bạch truật (nam truật) 12g, quy di thực (quy thân) 8g, ngải diệp (sao vàng) 20g, hoài sơn 16g, tô ngạnh 20g, sa nhân 4g, bẹ buồng cau (sao đen) 1 cái.
- Cách dùng: Cho 5 bát nước, sắc còn 3 bát (riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Ngày chia uống 3 lần.
Bài thuốc trị động thai do thận hư
- Triệu chứng: Khi có thai lưng mỏi, yếu, động thai, sẩy thai bụng chướng, hay chóng mặt, đái són, tiểu nhiều, mạch xích hư đại. Phương pháp chữa cố thận an thai.
- Bài thuốc sắc uống: (như bài 1) cần gia giảm thêm tăng ký sinh 12g, tục đoạn 12g, thỏ ty tử 10g, a giao 12g.
- Cách dùng: Cho 5 bát nước, sắc còn 3 bát (riêng sa nhân tán bột, đợi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Ngày chia uống 3 lần.
Bài thuốc trị động thai do âm hư huyết nhiệt
- Triệu chứng: Có thai người gầy sút, miệng khô, hai gò má đỏ, lòng tay chân nóng, bụng đau, đầy tức, thai động ra máu, nhỏ giọt, lưỡi đỏ, không rêu. Phương pháp chữa là bổ âm thanh nhiệt, an thai.
- Bài thuốc sắc uống: Sinh địa 12g, hoàng cầm 8g, hoàng bá 8g, hoài sơn 12g, bạch thược 12g, tục đoan 12g, cam thảo 12g.
- Cách dùng: Cho 5 bát nước, sắc còn 3 bát. Ngày chia uống 3 lần.
Bài thuốc chữa động thai do khi uất trệ
Khi mang thai tinh thần uất ức, căng thẳng, áp lực công việc,…
- Triệu chứng: Đau lưng, ra huyết, tinh thần không được thoải mái, hay lo nghĩ, căng thẳng, tinh thần bị uất ức, bụng đầy chướng, ợ hơi ăn kém, nôn đắng, sợ chua, mạch huyền hoạt. Phương pháp chữa là bình can thư uất, lý khí an thai.
- Bài thuốc sắc uống như bài 1, gia giảm thêm: đẳng sâm 12g, tô ngạch 8g, bạc hà 12g, ngân sài hồ 12g.
- Cách dùng: Cho 5 bát nước, sắc còn 3 bát. Ngày chia uống 3 lần. Riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng.
Trị động thai do chấn thương
Có thai do ngoại cảnh bị ngã, vấp ngã, leo trèo, đi cầu thang ngã; mang nặng gây mỏi lưng, đau lưng, ra máu, mạch hoạt.
- Phương pháp chữa: Điều hòa nguyên khí, dưỡng huyết, an thai.
- Bài thuốc sắc uống: Tục đoan 12g, tăng ký sinh 16g, củ gai 16g, đương quy (thân) 8g, đỗ trọng 8g, a giao 8g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 4g.
- Cách dùng: Cho 5 bát nước, sắc còn 3 bát. Ngày chia uống 3 lần.
Ngoài ra, theo lương y Hải, dân gian còn có bài thuốc trị động thai từ củ gai rất hiệu quả. Khi có các dấu hiệu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi uống nước hầm củ gai để tránh co bóp tử cung, cầm máu rất tốt. Có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong một tuần).
Song song với việc dùng thuốc, bà bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; kiêng lao động nặng, kiêng quan hệ tình dục; khi đau tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú,… Đây đều là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thai dễ sẩy hơn.
2 món cháo giúp an thai
Cháo cá chép
Đây là món ăn được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những thực phẩm có tác dụng an thai. Cách chế biến khá đơn giản.
Chuẩn bị:
- 1 con cá chép khoảng 500g
- 100g gạo nếp
- hành hoa và gia vị khác.
Chế biến: Cá chép sau khi làm thịt, rửa sạch thì cho cả con cùng gạo nếp vào nấu sôi với 500ml nước. Sau khi sôi một lúc, vớt cá ra và tiếp tục đun cho gạo nhừ. Gỡ thịt cá rồi xé nhỏ sau đó phi hành, gừng thơm lên. Sau đó cho cá vào đảo qua, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho phần thịt cá vừa xào qua vào nồi cháo, đun sôi rồi tắt bếp. Cho hành hoa hoặc rau thêm tùy theo sở thích của mẹ vào là có thể ăn được.
Món cháo cá chép là một món giàu dinh dưỡng, thơm ngon, dễ ăn lại giúp an thai rất tốt. Mẹ có thể ăn thường xuyên món này trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.
Cháo đậu đen dây tơ hồng
Người thành phố có thể xa lạ với món này nhưng ở quê dây tơ hồng nhiều. Thế nên mẹ có thể dùng nó để nấu cháo ăn giúp dưỡng thai hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 50g đậu đen
- 30g dây tơ hồng
- 100 gạo nếp cùng gia vị tùy khẩu vị.
Chế biến: Dây tơ hồng cho vào một túi vải sạch để nấu lấy nước. Cho dây tơ hồng, đỗ đen và gạo nếp vào nấu cho đến khi nhừ. Nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể ăn được.
Món ăn này sẽ giúp điều hòa khí huyết. Không chỉ vậy mà nó còn cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ngoài 2 món ăn này, mẹ có thể tham khảo thêm cách làm các món khác như: cháo bí ngô, nước lá sen, nước hạt sen trần tía tô,… Những món ăn này khá dễ ăn lại có tác dụng dưỡng thai. Thế nên chúng rất tốt cho những thai phụ đã từng bị động thai. Mẹ nên thường xuyên ăn chúng để bảo vệ thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.