Rất nhiều mẹ bầu đang tìm hiểu về lợi ích của sứa trong quá trình mang thai cũng như phân vân câu hỏi mẹ bầu có ăn được sứa không, bài viết này là dành cho bạn. Sứa là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Sứa là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người, hơn thế nữa nó còn có rất nhiều những lợi ích đa dạng bởi trong sứa có rất nhiều đạm. Vậy, đối với mẹ bầu, thì những lợi ích của sứa mang lại là gì và có những lưu ý nào cho mẹ bầu khi ăn sứa cần phải đặc biệt chú ý, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Những thành phần dinh dưỡng trong sứa
Bà bầu ăn sứa được không, có ảnh hưởng gì không? Sứa giàu dinh dưỡng nhưng bà bầu chỉ nên ăn sữa đã làm chín, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn. Sứa là một loại hải sản yêu thích của nhiều người. Sứa có thể làm nộm ăn với độ giòn ngon hấp dẫn. Vậy bà bầu ăn sứa được không, có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sứa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Theo Đông Ý, sứa thường được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, hóa đàm, thanh nhiệt, chống đầy bụng, trị ho, hạ huyết áp…
Trong 100g sứa biển sẽ cung cấp:
- 12,3g chất đạm
- 0,1g chất béo
- 3,8g đường
- 182mg canxi
- 9,5mg sắt
- 160mg kali
- 124mg magie
- 235mg natri
- 30mg photpho
- Chứa các loại vitaimin E, vitamin B, vitamin A, vitamin D…
Các chất dinh dưỡng trên đây đều là những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu, cho sự phát triển của thai nhi.
Không nên ăn sứa nếu chưa được chế biến sạch
Trong xúc tu của sứa biển có nhiều độc tố nematocyst (một loại nọc độc có trong sứa để tự vệ khi bị tấn công). Loại độc tố này rất nguy hiểm và có thể gây ngộ độc cấp tính nếu người ăn phải. Đối với mẹ bầu, sức đề kháng còn kém vì thế, các loại độc tố này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và cả của chính thai nhi nằm trong bụng. Việc chế biến và làm sạch phải được ưu tiên hàng đầu khi sử dụng loại thực phẩm này. Vì vậy, tuyệt đối không ăn sứa khi chưa được sơ chế sạch và được làm chín.
Mẹ bầu có nên ăn sứa trong quá trình mang thai không?
Sứa biển giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, sắt, magie và nhiều vitamin, ít chất béo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sứa biển là một loài có phần xúc tu có độc nếu không được chế biến kỹ sẽ đặc biệt nguy hiểm đối với người sử dụng, đặc biệt là bà bầu và trẻ em. Nếu sứa đã được sơ chế sạch sẽ, cẩn thận thì bà bầu vẫn có thể ăn, nhưng chỉ ăn khi sứa đã chín và ăn một lượng rất ít.
Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hạn chế tối đa ăn sứa và nếu có thể thì không nên ăn. Bởi vì khả năng ngộ độc thực phẩm rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bà bầu có ăn được nộm sứa không? Nộm sứa thanh mát, giải nhiệt, lại rất dễ ăn. Nếu sứa được làm sạch, làm chín thì bà bầu có thể ăn nhưng ăn một lượng rất ít.
Những lợi ích của sứa mang lại cho mẹ bầu
Nếu sứa được làm sạch và chế biến chín thì bà bầu vẫn có thể ăn, ăn với một lượng nhỏ. Sứa biển có nhiều lợi ích đối với bà bầu như:
- Bổ sung selenium cho mẹ bầu
Selenium là một chất quan trọng tham gia vào hoạt động của tuyến giáp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Selenium cũng có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch…
- Bà bầu ăn sứa điều trị viêm phổi, viêm phế quản
Khi mang bầu sức đề kháng giảm đi rất nhiều so với bình thường. Ăn sứa biển có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm thiểu và ngăn ngừa, điều trị các chứng bệnh về phổi, viêm phế quản.
- Bà bầu ăn sứa lợi sữa
Theo các nghiên cứu, các chất dinh dưỡng trong sứa có thể giúp kích thích tuyến sữa hoạt động trong tháng cuối của thai kỳ.
Tuy sứa nhiều dưỡng chất. Tốt cho mẹ bầu nhưng bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trước khi sử dụng thực phẩm này. Ngoài ra, nếu được ăn sứa, chỉ ăn sứa đã được làm sạch, loại bỏ độc tố, làm chín kỹ. Mẹ bầu nên cân nhắc kỹ. Ăn thử trước 1 miếng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Có bị dị ứng hay không. Ngay cả khi không bị dị ứng cũng chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ.