Tại sao trẻ bị tưa lưỡi và nên phòng ngừa như thế nào?

Tại sao trẻ bị tưa lưỡi và nên phòng ngừa như thế nào?

Bệnh tưa lưỡi là một trong số những vấn đề xảy ra rất thường xuyên ở trẻ nhỏ. Có thể thấy rằng, căn bệnh này xuất hiện ở trẻ bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc trẻ bị tưa lưỡi mà không được điều trị gây ra hậu quả không hề nhỏ. Các ông bố và bà mẹ nên lưu ý tìm cách phòng ngừa cũng như cách để điều trị hiệu quả nhất cho trẻ khi bị tưa lưỡi. Để biết chi tiết hơn về hiện tượng này và cách phòng ngừa cho trẻ nhỏ, các bạn hãy thu thập những kiến thức bổ ích và cần thiết từ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Mời các bạn theo dõi.

Thông tin về bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Thông tin về bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Trẻ bị tưa lưỡi là tình trạng khá thường gặp, có thể do cặn sữa khi bú, uống không được vệ sinh sạch hoặc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Làm sao để loại bỏ tưa lưỡi?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là tình trạng nhiễm nấm, thường là do nấm candida khiến lưỡi, họng, niêm mạc miệng và cả thực quản xuất hiện màng giả mạc màu trắng. Khác với cặn sữa dễ rửa sạch và loại bỏ, tưa lưỡi bám rất chắc, khiến trẻ khó chịu, đau rát chảy máu nếu cố lau rửa. Tưa lưỡi có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng trẻ em, trẻ sơ sinh và người cao tuổi là thường gặp nhất.

Những chấm tưa lưỡi có màu trắng nhỏ, xuất hiện ở đầu lưỡi, thành sợi dây với những hình tròn nhỏ. Nếu tưa lưỡi không được điều trị, những chấm trắng nhỏ sẽ lan rộng thành mảng, khiến lưỡi mất vị giác, trẻ biếng ăn, bỏ bú, đau đớn, quấy khóc. Nặng hơn trẻ có thể bị biến chứng.

Những nguyên nhân khi bị tưa lưỡi của trẻ

-Các Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết nguyên nhân chính gây nên chứng tưa lưỡi trẻ sơ sinh là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột. Trên lưỡi của trẻ có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao. Ngoài ra có thể là do cách chăm sóc của các mẹ chưa đúng cách, chưa vệ sinh sạch sẽ vùng lưỡi cho trẻ để nấm có cơ hội phát triển, làm cho bệnh kéo dài.

– Trẻ thường xuyên bị khô miệng: Miệng trẻ em và trẻ sơ sinh tiết ít nước bọt khiến niêm mạc miệng bị khô, môi trường acid làm tổn thương lưỡi và khoang miệng.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ không sạch sẽ, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng được.

– Nhiễm nấm từ mẹ: Mẹ bị nấm vú hoặc nấm bộ phận sinh dục trong thời gian mang thai và sinh thường có thể lây cho trẻ nhỏ.

Trẻ có thể bị tưa lưỡi do nhiễm nấm từ mẹ

– Do hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh hoặc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư,… Trường hợp này trẻ bị tưa lưỡi nặng cùng nhiều triệu chứng nặng khác.

– Bệnh chàm, hội chứng Raynaud.

– Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, corticoid hoặc thuốc điều trị ung thư.

Cách điều trị chính xác cho trẻ bị tưa lưỡi

Cách điều trị chính xác cho trẻ bị tưa lưỡi

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tưa lưỡi; nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc để điều trị trước. Chỉ khi bệnh nặng hoặc tưa lưỡi do các bệnh lý nguy hiểm mới sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Những biện pháp chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi mà không sử dụng thuốc

Tình trạng nhiễm nấm không quá nặng thì cha mẹ có thể lau rửa tưa lưỡi cho bé bằng dung dịch rửa sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Tưa lưỡi bám chắc vào lưỡi của trẻ nên cha mẹ tự ý đánh tưa lưỡi có thể khiến chỉ đau đớn, chảy máu.

Cha mẹ lau rửa tưa lưỡi cho trẻ theo các bước sau:

– Vệ sinh sát khuẩn tay và đảm bảo băng gạc sạch sẽ vô trùng.

– Giữ trẻ nằm cố định hoặc bế.

– Đeo miếng gạc tưa lưỡi chuyên dụng hoặc quấn miếng gạc mềm quanh đầu ngón tay trỏ nếu không có.

– Nhúng gạc vào dung dịch rửa, đưa nhẹ vào mặt trên lưỡi của trẻ. Tiến hành lau từ từ, nhẹ nhàng lưỡi từ trong ra ngoài. Lặp lại để làm sạch các mảng tưa lưỡi.

– Thay miếng gạc tưa lưỡi khác để vệ sinh các vùng vòm miệng, 2 bên má, nướu của trẻ kể cả có xuất hiện tưa lưỡi hay không. Chú ý vệ sinh kĩ hơn vùng có tưa lưỡi.

– Thực hiện ngày 4 lần, 30 phút trước mỗi bữa ăn của trẻ.

Đánh tưa lưỡi đúng cách giúp trẻ không bị đau đớn

Tùy theo tình trạng nhiễm nấm, bác sĩ có thể tư vấn bạn cách làm sạch tưa lưỡi cho trẻ với dung dịch muối NaCl, dung dịch iod povidine hoặc dung dịch chống nấm. Cần lưu ý khoang miệng của trẻ khá nhỏ, cha mẹ nên vệ sinh cẩn thận, tránh đưa ngón tay quá sâu khiến trẻ bị nôn trớ.

Cố gắng cậy tưa lưỡi cho bé không đúng cách không những không hiệu quả; mà có thể khiến bé bị chảy máu, nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa biết súc miệng; thì cha mẹ dùng gạc thấm dung dịch nước súc miệng lau sạch khoang miệng cho trẻ; sau khi ăn và bú.

Cách điều trị trẻ bị tưa lưỡi bằng thuốc

Đối với những trường hợp hệ miễn dịch suy giảm, trẻ bị tưa lưỡi nặng; thì cần điều trị với các loại thuốc kháng nấm chuyên biệt. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý sử dụng liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, lứa tuổi theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc trị nấm lưỡi, tưa lưỡi phổ biến hiện nay.

Miconazol

Đây là thuốc chuyên trị nhiều loại nấm khác nhau, thuộc nhóm imidazole tổng hợp; hiệu quả với đa số trẻ bị tưa lưỡi nặng. Cách sử dụng thuốc là dùng một lượng gel vừa đủ bôi tại chỗ bị tưa lưỡi. Lưu ý dùng lượng vừa đủ tránh gây tắc nghẽn đường thở của trẻ.

Nhóm thuốc imidazole không dùng với trẻ bị bệnh lý về gan; hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Khi dùng imidazole, trẻ có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ; như viêm gan, mẩn ngứa, rối loạn hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn,…

Tưa lưỡi nặng cần được điều trị bằng thuốc

Nystatin

Thuốc chống nấm Nystatin thường được dùng hơn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tưa lưỡi; vì thuốc an toàn và hiệu quả nhanh. Sử dụng bằng cách pha viên Nystatin với liều lượng phù hợp (theo chỉ định của bác sĩ) với NaCl 0.9% hoặc nước đun sôi để nguội. Dùng băng gạc sạch để vệ sinh, đánh tưa lưỡi cho trẻ.

Thuốc kháng nấm toàn thân

Với trường hợp bị tưa lưỡi nặng, trẻ bị nhiễm nấm toàn thân diện rộng, bỏ bú và đau nhiều; thuốc cần dùng là thuốc kháng nấm toàn thân như fluconazole và itraconazole. Đây là dòng thuốc uống chỉ dùng theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Cách phòng ngừa tưa lưỡi hiệu quả nhất cho trẻ

Cách phòng ngừa tưa lưỡi hiệu quả nhất cho trẻ

Nên chủ động phòng ngừa bệnh ở cả mẹ và bé như sau:

Phòng ngừa nấm lưỡi, tưa lưỡi ở trẻ

– Thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho trẻ, nhất là sau khi bú và ăn.

– Dùng nước muối sinh lí 0.9% hoặc nước ấm; để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày.

– Sử dụng vật dụng cá nhân dành riêng cho trẻ; thường xuyên giặt và làm sạch để phòng ngừa nấm phát triển.

– Nếu trẻ mắc các bệnh làm giảm hệ miễn dịch; cần điều trị tích cực sớm để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ bị tưa lưỡi cần được điều trị sớm để tránh lan rộng

Phòng ngừa nấm ở mẹ

– Nếu khi mang thai hoặc sau khi sinh; mẹ bị nhiễm nấm đầu vú hoặc âm đạo thì cần điều trị sớm để tránh lây nhiễm cho bé.

– Tránh hôn môi, thơm má trẻ, nhất là người lạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *