Cách làm long nhãn dẻo ngọt, ngon bổ tại nhà

Cách làm long nhãn dẻo ngọt, ngon bổ tại nhà

Long nhãn là một loại đặc sản nổi tiếng và là một loại thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn phổ biến, được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, giá thành của long nhãn trên thị trường cũng không hề rẻ và đôi khi, bạn cũng không hoàn toàn yên tâm về chất lượng của long nhãn làm sẵn. Do đó, hãy dành thời gian tự làm long nhãn tại nhà vừa rẻ mà lại yên tâm hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn chưa biết cách làm long nhãn ra sao, hãy xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Cách làm long nhãn

Chuẩn bị nhãn tươi (chọn nhãn lồng hoặc loại nhãn dày cùi, cùi khô và ráo nước).

Dùng kéo cắt nhãn ra khỏi cành. Cho nhãn vào nước rửa sạch bụi bẩn.

Chuẩn bị một chiếc kéo nhỏ nhọn. Nó rất hữu ích để loại bỏ vỏ và lõi, tách hạt nhãn ra khỏi cùi nhãn. Bạn có thể sử dụng 1 con dao nhọn đầu, khứa xung quanh viền chỗ hạt nhãm bám vào cùi để tách hạt ra.

Cách làm long nhãn

Lót một lớp giấy nhôm lên khay nướng, cho cùi nhãn vào. Bật lò nướng, nướng ở nhiệt độ thấp 100 độ C trong khoảng 7 tiếng. Cho vào ngăn giữa lò, nếu có chức năng thoát khí nóng thì có thể nướng 2 lửa cùng một lúc. Cùi nhãn có hàm lượng đường cao và dễ bị dính. Vì thế thỉnh thoảng bạn mang ra, lật cùi nhãn.

Lưu ý, nhiệt độ lò nướng mỗi loại sẽ có sự khác nhau vì thế thời gian nướng cụ thể cũng tùy mỗi lò. Vì thế bạn thường xuyên để ý, canh nhiệt độ lò để cho ra mẻ long nhãn ưng ý. Chỉ cần long nhãn khô, không còn ướt, có màu nâu cánh gián hoặc vàng chanh (tùy loại nhãn) là được. Long nhãn thơm ngon, dẻo ngọt, lại bổ dưỡng.

Bạn có thể nhâm nhi long nhãn cho đỡ buồn, làm bánh, nấu chè, làm kẹo… đều rất hấp dẫn. Long nhãn khô nên được cất vào lọ thủy tinh sạch, kín gió và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nếu không ăn hết được trong thời gian ngắn, bạn có thể cho vào tủ lạnh, bảo quản trong vòng nửa năm.

Tác dụng của long nhãn theo y học cổ truyền

Long nhãn không chỉ đơn thuần là món trái cây ăn hàng ngày mà nó còn là thực phẩm dinh dưỡng có nhiều công dụng chữa bệnh kể cả trong Đông Y và Tây Y. Dưới đây là một số tác dụng của nó mang lại.

Trong Đông Y, long nhãn có tính bình vị ngọt có thể được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh. Như điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng, ho khan, có đờm, ho gió. Ngoài ra, nó còn được sử dụng vào các bài thuốc giúp an thần, chống lo âu, hồi hộp hay quên, cơ thể suy nhược,… Đặc biệt có công dụng dưỡng huyết rất hiệu quả.

Tuỳ thuộc vào thể trạng và lứa tuổi của mỗi ngày sử dụng mà dùng liều lượng thích hợp. Thảo dược này thường sử dụng theo cách sắc uống, ở dạng cao lỏng, ngâm rượu. Theo kinh nghiệm từ dân gian, người ta sử dụng theo cách sau. Mỗi ngày dùng khoảng 15-20g long nhãn khô, có thể sử dụng để ăn hoặc pha nước mỗi ngày.

Tác dụng của long nhãn theo y học cổ truyền

Tác dụng của long nhãn theo y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh với các thành phần trong thảo dược giúp tăng sức đề kháng; hệ miễn dịch, chống lão hoá, tăng độ đàn hồi giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa được các bệnh về huyết áp tim mạch, chống lão hóa xương khớp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp da, xua tan vết nám, vết chân chim trên mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *